Cách tính kích thước thông thủy cho cổng nhà đẹp

HƯỚNG DẪN LẤY KÍCH THƯỚC CỔNG NHÔM ĐÚC THÔNG

THỦY CHO NHÀ ĐẸP

Có nên coi trọng chiều cao chiều rộng cổng nhôm đúc :

Đã có những đúc kết dân gian về chiều cao và chiều rộng của ngôi nhà đẹp, tuy nhiên không phải cổng càng cao hoặc cao bao nhiêu cũng là điều tốt. Cũng có những lập luận cho rằng nếu cổng quá cao hoặc quá rộng trong một số trường hợp cũng không phải là điều tốt.

Thiết kế chiều cao và chiều rộng của cổng nhà cần phải lưu ý đầu tiên tới sinh khí trước tiên theo cổng luân chuyển qua sân, vào nhà qua cửa chính và các cửa phụ. Chính vì vậy, có thể xem cổng chính là lối đi đầu tiên dẫn khí vào nhà, đồng thời cũng là một tấm hàng rào bảo vệ ngôi nhà bạn tránh khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài.

Để có thể chọn được chiều cao và chiều rộng của cổng phải căn cứ theo thước Lỗ Ban để chọn kích thước tốt. Nếu chọn theo Lỗ Ban được được kích thước tốt thì gia chủ cần phải lưu ý, kích thước chiều rộng phải là âm (số chẵn), kích thước chiều dài phải là dương (số lẻ). Nếu gia chỉ chọn cả hai kích thước chiều dài và chiều rộng của cửa nhà rơi vào một âm hoặc một dương thì sẽ rơi vào “Cô Âm Bất Sinh, Độc Dương Bất Trưởng”

Nếu hướng trổ cửa cổng nhôm đúc mà có sao xấu chiếu tới trong vận đó mà không thể thay đổi hướng thì tốt nhất cửa cổng của gia chủ nên có kích thước nhỏ. Ngược lại cửa có sao tốt chiếu tới thì nên để kích thước cao rộng. Để cho khí xấu vào ít mà khí tốt có thể vào nhiều. Gia chủ có thể căn cứ vào trạch vận phi tinh bàn của căn nhà đó để xác định xem hướng cửa nào có sao xấu hoặc sao tốt chiếu vào.

Mặt khác, khi đã tính toán được vị trí đặt cửa cổng thì cần phải cố gắng đặt cửa trong 1 vị trí. Không nên đặt cửa có chiều rộng hay chiều cao quá hẹp bởi việc này sẽ khiến cổng không thu nạp được khí tốt vào nhà.

Còn nếu bạn để chiều dài và chiều rộng của cổng nhà quá lớn thì khí vào nhà sẽ bị tạp loạn, lai nhiễm vừa xấu vừa tốt dẫn đến mặc dù được đặt tại khí tốt đón khí tốt nhưng cửa cổng cũng đồng thời đón cả khí xấu.

1, Cổng nhôm đúc cần bố trí cân đối với nhà chính

Thiết kế cổng cần phải luôn phù hợp với kích thước của nhà chính. Bởi thực tế đã chứng minh sự hài hòa và cân đối giữa các yếu tố cổng và nhà không chỉ có vai trò tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà nó còn là một yếu tốt bất di bất dịch trong phong thủy.

Ngược lại, nếu nhà chính nhỏ mà cổng lớn hoặc ngược lại thì sẽ tạo nên thế mất cân xứng cho ngôi nhà.

2, Tránh kín cổng cao tường

Gia chủ cũng không nên thiết kế cửa cổng quá kín và bí. Nên thiết kế những khoảng hở để lưu thông khí, tránh thế tù hãm cho ngôi nhà. Cũng không nên trồng quá nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý chặt tỉa cây cối xung quanh cho gọn gàng để cổng luôn được rộng rãi, sáng sửa đón khí tốt vào nhà.

Gia chủ cũng cần dẹp bỏ những thứ gây cản trở lỗi ra vào như cây cối, cột, vách tường,… Những thứ này có thể cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong căn nhà. Tuy nhiên gia chủ cũng có thể thiết kế cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ đi lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà, tạo minh đường sáng sủa để lưu thông khí tốt.

3, Dẫn sinh khí từ cổng vào nhà theo đường vòng cung hoặc đường uốn lượn

“Trực lai trực khứ tổn nhân đinh” – đúc kết này không những là một trong những nguyên tắc vàng cho việc chọn nhà xây nhà mà nó còn áp dụng cho cả việc thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở. Đến thẳng, đi thẳng gây hại người hại của là do các luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người.

Việc thiết kế đường dẫn từ cổng rào vào nhà cũng phải đảm bảo được nguyên tắc này, đường đi vòng cung hay uốn lượn nhẹ nhàng từ cổng vào đến cửa nhà sẽ tránh tạo ra xung sát.

Trên đây là cách tính chiều dài và chiều rộng của cổng nhà phù hợp phong thủy cũng như một số điều cần lưu ý khi thiết kế cổng nhà. Chúc bạn có được những tham khảo hữu ích, thiết thực.